Tên gọi Perilla_frutescens

Giống như các cây khác trong chi Tía tô, cây này cũng được gọi bằng cái tên "tía tô". Nó còn thường được gọi là "tía tô xanh" do lá có màu xanh, khác với loài tía tô có màu tím ở Việt Nam. Đôi khi nó cũng được gọi là "tía tô Hàn Quốc" hay "tía tô Nhật Bản" được trồng và sử dụng rộng rãi ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong tiếng Hàn, cái tên "kkae" (깨) dùng để chỉ cả phần cây và phần hạt của cây vừng và cây tía tô.[4] Vừng được gọi là "chamkkae" (참깨; nghĩa đen: "kkae thật"), trong khi đó tía tô được gọi là "deulkkae" (들깨; nghĩa đen: "kkae dại"). Chính vì thế mà "deulkkae" thường bị dịch nhầm thành "vừng dại". Loài này được gọi là "egoma" (荏胡麻 (Nhẫm Hồ Ma)/ エゴマ, "egoma"?) trong tiếng Nhật, hay còn được gọi là là "jūnen" (十年 (Thập Niên)/ ジュウネン, "jūnen"? "mười năm") ở vùng Đông Bắc với ý nghĩa nó có thể thêm từng ấy năm vào tuổi thọ của người ăn nó. Ở Trung Quốc nó được gọi là "zĭsū" (tiếng Trung phồn thể: 紫蘇; tiếng Trung giản thể: 紫苏; Hán Việt: Tử tô).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Perilla_frutescens http://www.boxun.com/news/gb/misc/2008/07/20080718... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3167467 http://agrifs.ir/sites/default/files/Fish,%20Omega... http://premium.britannica.co.kr/bol/topic.asp?arti... http://stdweb2.korean.go.kr/search/View.jsp?idx=53... http://stdweb2.korean.go.kr/search/View.jsp?idx=94... http://data.canadensys.net/vascan/taxon/6430 //doi.org/10.1007%2FBF02667430 //doi.org/10.1007%2Fs11745-008-3171-8 //doi.org/10.1007%2Fs13596-011-0002-x